Bất động sản thị xã Buôn Hồ chuyển mình sôi động đón đầu lên thành phố

Thị xã Buôn Hồ được biết đến là đô thị lớn thứ 2 và duy nhất của tỉnh Đắk Lắk. Nơi trọng điểm chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong nhiều liên tục.

Trung tâm Thị xã Buôn Hồ
Trung tâm Thị xã Buôn Hồ

Với tiềm năng và nguồn lực phát triển sẵn có, trong thời gian sắp tới đây thì Thị xã Buôn Hồ được tỉnh định hướng nâng cấp lên thành phố thứ 2 của Đắk Lắk.

Cùng với định hướng phát triển nâng cấp lên thành phố thứ 2 của tỉnh Đắk Lắk, cách Buôn Ma Thuột khoảng 19 km, tốc độ tăng trưởng Kinh tế, tốc độ đô thị hóa của thị xã Buôn Hồ sẽ phát triển vượt bậc trong vài năm tới.

Một trong những điểm nổi bật khác chính là tốc độ phát triển đời sống kinh tế – xã hội tại Thị xã Buôn Hồ được ví von như “kỳ lân” tỉnh Đắk Lắk. Theo cục số liệu, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 20,83%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2020 đạt 129,8 tỷ đồng. Đáng lưu ý là, lĩnh vực sản xuất công nghiệp – xây dựng mỗi năm tăng trưởng trên 39,38%; riêng lĩnh vực thương mại – dịch vụ tăng 29,94%.

UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đã phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của Thị xã Buôn Hồ: cấp hơn 60 giấy phép xây dựng cho các chủ đầu tư; phê duyệt phương án và tổ chức thực hiện bồi thường, tái định cư 07 công trình; thi công 19 công trình xây dựng cơ bản, bê tông hóa đường vào thôn, xã; hoàn thành đưa vào sử dụng 11 công trình.

Đây được xem là một tín hiệu vô cùng tích cực, được xem là phương án thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản khắp nơi đến Thị xã Buôn Hồ trong nhiều năm tiếp theo.

Thị xã Buôn Hồ nối liền các tuyến quốc lộ huyết mạch của các tỉnh Gia Lai, Kon Tum với TP. Buôn Ma Thuột. Nơi có hệ thống giao thông thuận lợi, đường ô tô đến hầu hết các trung tâm đông dân cư theo tuyến quốc lộ 14, quốc lộ 29 và các tuyến đường liên xã, liên phường, thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ thương mại.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng của vùng Cao Nguyên Nam Trung Bộ, phù hợp trồng trọt các loại cây có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, cacao, tiêu,…Thị xã Buôn Hồ cũng được mệnh danh là “tâm điểm” của vùng chuyên canh tác cà phê nổi tiếng nhất tỉnh và được phân bố trải rộng ra các huyện lân cận: huyện Cư M’gar, Krông Năng, Ea H’Leo, Krông Búk với gần 100.000 ha.

Đèo Hà Lan Thị xã Buôn Hồ
Đèo Hà Lan Thị xã Buôn Hồ

Đặc biệt, với đèo Hà Lan là một địa danh cực kỳ nổi tiếng của tỉnh Đắk Lắk. Với đỉnh đèo cao 800 m so với mực nước biển, khí hậu ẩm, nhiệt độ thấp nhất tỉnh nên nơi này được ví như Đà Lạt giữa lòng Đắk Lắk. Đèo Hà Lan đã được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt theo Quyết định số 623/QĐ-UBND ngày 18/3/2009 về Quy hoạch chi tiết xây dựng KDL Đèo Hà Lan với hình thức là đầu tư xây dựng thành một quần thể rừng cảnh quan sinh thái, cắm trại dã ngoại; Resort nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch văn hoá, nhất là văn hóa đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên. Với tổng vốn đầu tư dự kiến gần 800 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có công trình Thác Drai Ega buôn Tring cũng định hướng quy hoạch thành khu du lịch sinh thái.Do đó, các chuyên gia nhận định thị xã Buôn Hồ là một mảnh đất “màu mỡ” dành cho nhiều nhà đầu tư bất sản trong thời gian sắp tới. Giá đất tại Buôn Hồ sẽ có xu hướng tiếp tục tăng cao trong vài năm tới. Đặc biệt, khi Thị xã Buôn Hồ được chính thức lên Thành phố và 3 tuyến cao tốc: Cao tốc Phú Yên – Đắk Lắk, Cao tốc Buôn Ma Thuột – Liên Khương và cao tốc Nha Trang – Buôn Ma Thuột khởi công xây dựng, hứa hẹn sẽ khiến cho sức hút bất động sản tại Thị xã Buôn Hồ càng trở nên hấp dẫn.

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)

ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ

.
.
.
.